TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Tìm hiểu mô hình B2C trong thương mại điện tử

-13/08/2024

Mô hình kinh doanh B2C trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) được xem là khái niệm quen thuộc và nó được sử dụng rất nhiều khi nói đến các thuật ngữ chuyên ngành kinh doanh. Vậy Mô hình B2C là gì? Và có những loại mô hình kinh doanh B2C nào? Hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu qua bài viết này. 

1. Mô hình kinh doanh B2C là gì?

Mô hình kinh doanh B2C (viết tắt của cụm từ Business to Customer) được sử dụng để mô tả giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Theo truyền thống, thuật ngữ này dùng để chỉ quá trình bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, bao gồm mua sắm tại cửa hàng hoặc ăn trong nhà hàng. Ngày nay nó mô tả các giao dịch giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và khách hàng của họ. Hầu hết các doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng có thể được gọi là các doanh nghiệp B2C.

B2C là một khái niệm được rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân ưa chuộng bởi việc giao dịch và hợp tác giữa các chủ thể tham gia mua bán với nhau thường mang lại lợi ích đa dạng và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng vừa khẳng định vị trí trên thị trường, vừa xây dựng thành công thương hiệu đối với khách hàng khi hợp tác và làm việc cùng nhau. 

Theo dòng phát triển của Internet, B2C ngày nay là mô hình bán hàng rất phổ biến và được biết đến rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Thay vì sử dụng mô hình B2C theo cách truyền thống là mua sắm tại các trung tâm thương mại, trả tiền cho việc xem phim, ăn uống tại nhà hàng,...thì B2C mới đã hoàn toàn chuyển sang hình thức Thương mại điện tử hay Bán hàng online qua Internet. 

Minh họa mô hình B2C trong TMĐT

Minh họa mô hình B2C trong TMĐT

2. Sự khác biệt giữa B2C và B2B là gì?

Thương mại điện tử B2B là một mô hình kinh doanh trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bán hàng trực tuyến giữa hai doanh nghiệp, trong khi Thương mại điện tử B2C đề cập đến quá trình bán hàng trực tiếp cho khách hàng cá nhân.

Ví dụ: một doanh nghiệp bán trực tuyến sản phẩm của họ là Lốp xe, thì đây là một doanh nghiệp B2B vì thị trường mục tiêu chính của họ là các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp lắp  ráp ô tô hoàn chỉnh). Thương mại điện tử B2B cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch giữa người bán buôn và người bán lẻ hoặc nhà sản xuất và người bán buôn, và thường là một quá trình phức tạp hơn.

Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Nhanh.vn

Quản lý tập trung - tiện lợi - hiệu quả

tìm hiểu thêm

Ví dụ về giao dịch B2C là một người nào đó mua một bộ quần áo online trên  Shopee hoặc đặt một phòng khách sạn trên trang web của khách sạn đó cho chuyến du lịch. Đây có thể là mô hình mà hầu hết mọi người đều đã rất quen thuộc.

Một số công ty hoạt động như cả doanh nghiệp B2B và B2C. Ví dụ: một công ty tổ chức sự kiện có thể cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới nhưng cũng có thể cung cấp dịch vụ tổ chức hội nghị cho các doanh nghiệp khác. 

Sự khác nhau giữa B2B và B2C trong TMĐT

Sự khác nhau giữa B2B và B2C trong TMĐT

3. Các mô hình B2C phổ biến 

Mô hình B2C bán hàng trực tiếp

Đây là mô hình phổ biến nhất, bằng việc xây dựng các gian hàng ảo trên các Website, fanpage bán hàng riêng,... để người mua có thể dễ dàng mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến. 

Mô hình B2C trung gian trực tuyến 

Ở mô hình này, người mua và người bán sẽ được kết nối với nhau thông qua các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, Adayroi hoặc các trang web rao vặt như chotot.com, vatgia.com...Được gọi là các doanh nghiệp không trực tiếp sở hữu sản phẩm nhưng lại đóng vai trò trung gian giữa người bán và người mua. 

Mô hình kinh doanh B2C dựa trên quảng cáo

Với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ tạo ra những bài viết có nội dung hấp dẫn và thông tin có ích nhằm thu hút lượng truy cập của người dùng vào trong web, bài viết đó. Sau đó lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo hàng hóa và dịch vụ cho bên thứ 3, ví dụ như nhận treo banner, áp phích, logo...Cuối cùng doanh nghiệp được nhận tiền từ việc cho thuê quảng cáo này. 

Mô hình B2C dựa vào cộng đồng

Xây dựng cộng đồng trục tuyến dựa trên sở thích chung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram giúp các nhà tiếp thị và quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng. Đặc biệt, mô hình này còn giúp tiếp thị và quảng bá sản phẩm dựa trên nhân khẩu học và vị trí địa lý của người tiêu dùng.

Xem thêm: Tìm hiểu về mô hình kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam

Mô hình kinh doanh B2C dựa trên phí 

Ở Việt Nam không có nhiều trang web tính phí nhưng những trang web lớn trên thế giới như Netflix, Spotify sẽ thu phí để người tiêu dùng có thể truy cập vào nền tảng của họ. Hoặc nếu người dùng chấp nhận dùng bản không mất phí thì sẽ bị giới hạn nội dung xem, lượt download hoặc phải chịu xem quảng cáo của các bên khác liên tục che hết màn hình rất bất tiện đối với người dùng. 

Người dùng sẽ phải trả phí cho một số trang web để sử dụng dịch vụ

Người dùng sẽ phải trả phí cho một số trang web để sử dụng dịch vụ

4. Mô hình kinh doanh B2C của Shopee Việt Nam 

Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử được thành lập năm 2009 và chính thức ra mắt ở Việt Nam vào tháng 8 năm 2016. Trước đây mô hình kinh doanh của Shopee Việt Nam là C2C (viết tắt của Consumer to Consumer) - trung gian kết nối giữa cá nhân và cá nhân với nhau. Và hiện nay, Shopee đã mở rộng thêm mô hình giao dịch B2C - mô hình từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. 

Năm 2017 Shopee cho ra mắt Shopee Mall và cam kết đây sẽ là gian hàng trực tuyến với các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam. 

Hiện tại Shopee thu hút được một lượng người bán và người mua tham gia vào sàn TMĐT này rất lớn bởi các chính sách rất hấp dẫn đối với người bán như không tính phí, không lấy hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm. Tuy nhiên, trong hợp đồng khung của Shopee vẫn ghi rõ các khoản phí có thể được tính vào một thời điểm trong tương lai.

Shopee hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng với chính sách vận chuyển cực kỳ ưu đãi vì liên kết với các hãng vận chuyển lớn và uy tín. Vì vậy khách hàng không chỉ rút ngắn được thời gian nhận hàng mà còn thường xuyên được giảm cũng như hỗ trợ phí vận chuyển (freeship).

Chính vì khởi nguồn của Shopee là mô hình C2C nên với sàn TMĐT này khi người dùng tạo tài khoản mua thì đồng thời cũng có thể sử dụng để làm tài khoản bán hàng luôn. Vì vậy nền tảng này được coi là một trung gian mạnh mẽ trong việc kết nối những khách hàng với nhau, vị trí của người bán và người mua là tương đương, các bên tìm gặp nhau tại đây và các bên tự có giao kèo, hợp đồng riêng nên trong trường hợp người mua hàng nhưng người bán chậm giao hàng hoặc không giao hàng thì Shopee chỉ ghi nhận và thông báo tới người mua là đơn hàng sẽ bị hủy mà không hề đứng ra giải quyết hay đền bù nếu có tổn thất xảy ra. 

Thích Shopping, lướt Shopee

“Thích Shopping, lướt Shopee” 

5. Mô hình kinh doanh B2C của Lazada Việt Nam 

Sàn giao dịch TMĐT Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 03 năm 2012, cung cấp nền tảng trung gian mua bán online vừa ứng dụng đồng thời cả hai mô hình là C2C và B2C. Cũng giống như Shopee, Lazada ngoại trừ một số trường hợp nhất định thì cũng sẽ không đứng ra kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm và cũng sẽ không bắt buộc các nhà bán hàng trên sàn TMĐT này phải cung cấp giấy phép kinh doanh. Tại Lazada, phần trăm hoa hồng cho người bán hàng có sức hút cao, 5% cho sản phẩm điện tử,10% hoa hồng cho sản phẩm thời trang và các loại sản phẩm khác là 8%...

Sau khi ra mắt LazMall, Lazada cũng khẳng định đây cũng sẽ là gian hàng trực thuộc Lazada và sẽ bán các sản phẩm thương hiệu, được xét duyệt gắt gao và đảm bảo chất lượng bởi Lazada từ những người bán hàng uy tín. 

Xem thêm: 5 mô hình doanh thu trong thương mại điện tử mà bạn không thể bỏ qua

Lazada cho phép bạn mở gian hàng free, bày hàng bán free và sau đó chỉ thu chiết khấu trên từng đơn hàng bạn bán ra, đây có thể vừa là một ưu điểm mà đồng thời cũng là một điểm trừ cho những ai mới bắt đầu kinh doanh online trên sàn TMĐT Lazada. 

LAZADA Vietnam - Mua Hàng Trực Tuyến Giá Tốt

 "LAZADA Vietnam - Mua Hàng Trực Tuyến Giá Tốt"

Với sự băng rộng mạnh mẽ của Internet và nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa online đã thúc đẩy các doanh nghiệp B2C tiến sâu hơn vào thói quen mua sắm của đại bộ phận người tiêu dùng. Không thể phủ nhận rằng mô hình kinh doanh B2C không chỉ đem đến lợi thế về tăng trưởng kinh doanh mà còn giúp mở rộng phạm vi marketing, chăm sóc khách hàng chu đáo nhất và tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý hơn so với các doanh nghiệp truyền thống. Vì vậy các nhà bán hàng cần nâng cao ưu thế sản phẩm và dịch vụ khách hàng để ngày càng thu hút người mua và người bán hơn. Chúc các bạn thành công! 

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm