Thị trường kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam hiện nay được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng, bởi nhu cầu đến các quán thức ăn nhanh hiện nay không chỉ dừng lại ở lứa tuổi học sinh, sinh viên mà còn là nhu cầu của dân văn phòng. Vậy kinh doanh thức ăn nhanh phải bắt đầu từ đâu? Đừng bỏ qua bài viết này, Phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết khi kinh doanh thức ăn nhanh làm sao hiệu quả nhất.
Nội dung chính [hide]
1. Có nên kinh doanh thức ăn nhanh không?
2. Các bước chuẩn bị để kinh doanh thức ăn nhanh
2.3. Phân bổ nguồn vốn kinh doanh thức ăn nhanh
2.4. Tìm địa điểm kinh doanh thức ăn nhanh
2.5. Thiết kế trang trí cửa hàng và menu
2.6. Chuẩn bị các bước liên quan đến thủ tục pháp lý
2.9. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
3. Kinh nghiệm kinh doanh thức ăn nhanh
3.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Có nên kinh doanh thức ăn nhanh không?
Có một thực tế cho thấy ngành thực phẩm, thức ăn nhanh đóng góp khá nhiều danh sách tỷ phú tự thân mới của Forbes. Riêng năm 2017, có 14 cái tên mới xuất hiện trong danh sách hơn 2.000 tỷ phú thế giới kinh doanh trong ngành này. Nếu bạn quan tâm đến ngành công nghiệp thực phẩm, một trong những cách kiếm tiền thú vị nhất là mở một nhà hàng thức ăn nhanh. Việc kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá đầy tiềm năng vì dân số Việt Nam hơn 80 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35. Vì thế đây sẽ là thị trường đầy hứa hẹn mà các nhà đầu tư cần khai thác trong tương lai. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này có lợi nhuận, nhưng đồng thời bạn có thể bị thua lỗ nếu nhà hàng thức ăn nhanh của bạn không có chiến lược rõ ràng và quản lý tốt. Do đó, điều quan trọng trước khi bắt đầu kinh doanh thức ăn nhanh thì phải thực hiện khảo sát thị trường chi tiết và nghiên cứu khả thi trước khi mở.
Kinh doanh thức ăn nhanh
Xem thêm: 5 tình huống khó xử với khách hàng trong các quán ăn nhanh
2. Các bước chuẩn bị để kinh doanh thức ăn nhanh
2.1. Nghiên cứu thị trường
- Xác định khách hàng mục tiêu
Đây là bước đầu tiên và trước hết nếu bạn muốn bước chân vào kinh doanh bất kì một mặt hàng nào. Khi mở cửa hàng ăn nhanh, khách hàng tiềm năng nhất là những người từ 10-35 tuổi, trong khoảng này lại chia thành 3 tập con với đặc điểm hoàn toàn khác nhau:
- Nhóm từ 10-18 tuổi: Độ tuổi học sinh thường rất thích những món ăn nhanh nhiều màu sắc, có hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, đối tượng này thường bị phụ thuộc vào bố mẹ, nên bạn có thể thu hút sự quan tâm của phụ huynh bằng cách tặng kèm những món đồ chơi, đồ dùng học tập,…
- Nhóm từ 18-25 tuổi: Đối tượng này chủ yếu thích những món ăn giòn, đậm đà hơn, yêu thích vị cay,… Đặc biệt, họ thường tụ tập đi ăn theo nhóm để vừa ăn nhưng cũng vừa có thể trò chuyện, giao lưu với nhau. Đây là một lưu ý về thiết kế quán ăn nhanh để thu hút đối tượng khách hàng này
- Nhóm từ 25-35 tuổi: Độ tuổi của người đi làm và đã có khả năng tự lập về kinh tế. Bạn cần lưu ý đến độ tuổi này nhiều hơn, vì nếu món ăn của bạn không khiến họ hài lòng, họ sẽ chia sẻ với nhóm bạn làm việc hay nhóm bạn thân để rồi không ghé quán bạn nữa.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Khi bạn muốn mở cửa hàng hàng, mở rộng quy mô hoặc tìm một hướng phát triển mới cho cửa hàng của mình, bạn nên tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh. Hiểu rõ thị trường sẽ giúp bạn có bước đi đúng đắn, phù hợp, kịp thời hơn.
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những nhà hàng có nhiều điểm tương đồng với bạn. Họ bán các món ăn gần giống bạn, hoạt động theo mô hình dịch vụ, chiến lược tiếp thị, cung ứng thị trường gần giống bạn. Ví dụ như McDonald’s và Burger King đều là nhà hàng thức ăn nhanh cung cấp bánh mì kẹp thịt. Họ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những nhà hàng có thể bán các loại đồ ăn, cung cấp các dịch vụ khác với bạn nhưng họ cùng giải quyết các vấn đề, nhu cầu của khách hàng giống với bạn. Và, sản phẩm, dịch vụ của họ hoàn toàn có thể thay thế bạn. Ví dụ như McDonald’s và KFC tuy bán các mặt hàng khác nhau nhưng đều là 2 cửa hàng đồ ăn nhanh và cạnh tranh gián tiếp với nhau.
Bạn cần thu thập các thông tin về các hoạt động, thực đơn, đánh giá khách hàng,... của đối thủ cạnh tranh, có thể tìm kiếm các thông tin trên ở Website, Fanpage, kênh Youtube, khảo sát thực tế, liên hệ số hotline, khảo sát trên các app giao đồ ăn, khảo sát khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của họ, khảo sát phần bình luận về nhà hàng trên các mạng xã hội...
Xem thêm:
Thủ tục 8 bước mở cửa hàng thực phẩm sạch cần chuẩn bị
Tổng hợp 1001 kinh nghiệm mở cửa hàng gà rán hấp dẫn nhất
2.2. Đặt tên cho cửa hàng
Một cái tên hay, ấn tượng, dễ nhớ quyết định trực tiếp tới việc khách hàng có nhớ tới bạn lần sau hay không
- Cửa hàng bán trực tiếp
Đặt tên nhà hàng ăn nhanh đơn giản nhất phải gắn với tên sản phẩm, tên đặc điểm của sản phẩm mà chúng ta kinh doanh. Một số cái tên đi cùng năm tháng với kiểu đặt tên này: Nhà hàng lẩu nướng, Xiên chiên 10k,…
Nếu bạn may mắn mở cửa hàng ăn nhanh tại những địa điểm nổi tiếng, có nhiều đặc sản nổi tiếng, thì hãy tận dụng ngay sự nổi tiếng đó để đặt tên cho cửa hàng của mình. Cách đặt tên này cực kỳ hiệu quả khi giới thiệu với khách du lịch tại mỗi vùng: Phở bò Nam Định, Thịt chua Phú Thọ, Gà 365,…
Hoặc hãy thử phá cách bằng cách đặt tên theo đặc điểm cá nhân: Xôi bà Sử, Cháo bà Năm Tây Hồ,… Đôi khi một số cái tên “kỳ quặc” sẽ cực kỳ kích thích sự tò mò của khách, nó sẽ giúp bạn kéo về lượng khách hàng đông đảo trong thời gian ngắn.
- Kinh doanh thức ăn nhanh online
Đặt tên là bước quan trọng nhất khi bạn bắt tay vào kinh doanh thức ăn nhanh online. Bạn cần phải chọn cho mình một cái tên càng hay, càng độc đáo càng tốt và quan trọng hãy đảm bảo rằng nó là duy nhất. Một số quy tắc khi đặt tên thương hiệu online:
- Dễ đọc, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn hiểu lầm
- Liên quan trực tiếp tới sản phẩm hay đặc điểm của khách hàng
- Độc, lạ, duy nhất.
- Tên có thể dịch sang nhiều tiếng nước ngoài càng tốt.
2.3. Phân bổ nguồn vốn kinh doanh thức ăn nhanh
Kinh doanh thức ăn nhanh là một trong những hình thức kinh doanh ít vốn nhất. Mở cửa hàng đồ ăn nhanh với quy mô cỡ vừa thường mất số tiền dao động từ 10 triệu – 50 triệu đồng tùy theo quy mô.
Kinh doanh thức ăn nhanh vỉa hè là hình thức ít vốn nhất, bạn chỉ cần chuẩn bị số tiền từ 10-15 triệu để chuẩn bị mọi thứ. Với bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và kinh doanh online thì chi phí lớn hơn khoảng từ 20 triệu tới 35 triệu, chưa tính tới số tiền trung bình khoảng 10 triệu/ tháng bạn phải trả khi thuê mặt bằng mở quán ăn nhanh.
Nếu có điều kiện hơn và yêu thích sự an toàn bạn nên lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền đồ ăn nhanh. Có thể chi phí ban đầu khá lớn khiến nhiều bạn e ngại ( để được nhận nhượng quyền một cửa hàng nổi tiếng bạn phải trả hàng triệu USD: McDonald’s (1 – 2 triệu USD), KFC (1,3 – 2,5 triệu USD),… Thế nhưng đây lại là hình thức mở cửa hàng thức ăn nhanh mang lại lợi nhuận nhanh nhất .
2.4. Tìm địa điểm kinh doanh thức ăn nhanh
- Mở cửa hàng bán trực tiếp
Địa điểm đóng vai trò quan trọng trong việc buôn bán, đặc biệt đối với mặt hàng đồ ăn nhanh. Bạn cần phải chọn một địa điểm đông dân cư: trước cổng trường học, trường đại học, những khu vui chơi giải trí, khu thể thao,… Hãy chắc chắn cửa hàng bán đồ ăn nhanh của bạn nằm trên những đường lớn, không bị che chắn bởi bất kỳ vật cản nào.
- Kinh doanh online
Khác với bán hàng trực tiếp, hình thức này bạn có thể đặt cửa hàng của mình trên:
- Facebook, Instagram dưới dạng fanpage, trang bán hàng,…
- Sàn giao dịch điện tử: ShopeeFood, Baemin,…
- Trên chính website.
2.5. Thiết kế trang trí cửa hàng và menu
Một khi đã có được mặt bằng thoải mái, rộng rãi, bạn nên bắt tay vào việc trang trí cửa hàng ngay và luôn. Để có thể đáp ứng được số lượng khách hàng đến mua thức ăn nhanh, theo kinh nghiệm nhiều người đi trước, diện tích quán không nên nhỏ hơn con số 120m2. Đồng thời, tùy thuộc vào khách hàng bạn xác định từ đầu mà hãy thiết kế sao cho phù hợp với đối tượng bạn hướng đến nhất bởi phong cách trang trí của cửa hàng có ảnh hưởng rất lớn đến sự quan tâm, cũng như ấn tượng của khách hàng. Đối với khách hàng là giới trẻ thì bạn nên thiết kế theo phong cách trẻ trung, năng động cùng các màu sắc bắt mắt. Nội thất cũng không cần phải quá là cầu kỳ nhưng cần phải tiện lợi, hiện đại và tạo được cảm giác ấm cúng. Một số cửa hàng có diện tích lớn thậm chí có thể chia ra nhiều không gian nhỏ, phù hợp cho các buổi giao lưu, học nhóm và hãy chắc chắn rằng quán bạn sẽ luôn sạch sẽ, thoáng mát và gọn gàng.
Thiết kế trang trí cửa hàng thức ăn nhanh
Ngoài ra, yếu tố menu cũng rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Menu phải có đầy đủ thông tin: giá, thành phần, mô tả hương vị giúp khách hàng chủ động trong chọn món. Để phong phú hơn cho menu, bạn nên thêm vào những món ăn với cái tên thật độc, lạ sẽ kích thích tính tò mò khiến khách hàng quay trở lại thưởng thức những món họ chưa thưởng thức bao giờ.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn 8 bước mở cửa hàng trái cây sạch hút khách nhất
- 6 lưu ý quan trọng khi mở cửa hàng bán trứng
2.6. Chuẩn bị các bước liên quan đến thủ tục pháp lý
Để có thể mở cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh, bạn sẽ phải thực hiện những thủ tục mở cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh theo đúng quy định của pháp luật. Khi đăng ký kinh doanh thì chúng ta sẽ trải qua những thủ tục, cung cấp giấy tờ theo yêu cầu của chính quyền. Có hai hình thức đăng ký kinh doanh để chúng ta tham khảo như sau: Kinh doanh hộ gia đình và Đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, khi kinh doanh đồ ăn nhanh bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2.7. Thuê nhân viên
Nếu bạn đã có cửa hàng, đã có sản phẩm thì nhân viên là yếu tố giúp bạn làm hài lòng khách hàng tốt nhất. Thế nên khi tuyển nhân viên bạn phải lựa chọn những người phù hợp, có kỹ năng chuyên môn để quá trình kinh doanh của bạn diễn ra suôn sẻ.
Nhân viên phục vụ phải học cách ứng xử linh hoạt trước khách hàng, hiểu sở thích và đưa ra những lời khuyên bổ ích để khách hàng dễ dàng lựa chọn thực đơn. Đầu bếp phải là người nắm bắt được tâm lí khách hàng và nhanh nhạy đáp ứng các yêu cầu đặc biệt, liên tục sáng tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra, chủ cửa hàng phải là người xây dựng và tạo sự liên kết giữa nhân viên phục vụ và đầu bếp để họ hiểu ý nhau. Chính sự gắn kết này sẽ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái mà hiệu quả.
Đối với cửa hàng đồ ăn thì đầu bếp là người không thể thiếu, đặc biệt với các đồ ăn vặt thì yêu cầu về hình thức rất cao. Bạn nên tuyển người đã có kinh nghiệm đứng bếp và đam mê với đồ ăn vặt để sáng tạo ra các loại thức ăn mới, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
2.8. Marketing tiếp thị
Nói tới tiếp thị đồ ăn nhanh có hai hình thức chính: Tiếp thị online và offline. Hiện nay, hình thức tiếp thị online được các chủ cửa hàng áp dụng phổ biến hơn và cũng mang lại hiệu quả nhất:
- Quảng cáo trực tuyến
Youtube, Facebook hiện nay đã trở thành công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau “ông lớn” Google và phần lớn trong số đó là người trẻ tuổi. Bởi vậy, video là công cụ hữu ích giúp bạn kết nối với các khách hàng hiệu quả hơn mà chẳng cần mất quá nhiều chi phí.
- Giảm giá khuyến mại
Chính sách khuyến mại là không thể thiếu với bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Đây là hoạt động tiếp thị khá truyền thống nhưng lại đơn giản và mang lại hiệu quả lớn: đơn giản, dễ triển khai, dễ tiếp cận với khách hàng để tăng sự chú ý,…
Tuy nhiên bạn cũng cẩn thận nếu sử dụng bừa bãi, không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến cho cửa hàng đồ ăn nhanh của bạn bị thiệt hại, ảnh hưởng tới thương hiệu.
Marketing trong kinh doanh thức ăn nhanh
2.9. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Đối với cửa hàng ăn nhanh, khách hàng chủ yếu tự phục vụ mình nên bạn cũng không cần thuê quá nhiều nhân viên. Tuy nhiên, dù không yêu cầu số lượng nhiều nhưng đội ngũ nhân viên phục vụ phải có kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp.
Về thời gian, hầu hết khách hàng lựa chọn đồ ăn nhanh vì đang vội hoặc không có nhiều thời gian, nên các món ăn cần được chuẩn bị sẵn sàng mọi lúc, tránh làm khách hàng phải chờ đợi hay khó chịu với dịch vụ của cửa hàng.
Xem ngay: Tổng hợp 1001 kinh nghiệm mở cửa hàng gà rán Hàn Quốc hấp dẫn nhất
3. Kinh nghiệm kinh doanh thức ăn nhanh
3.1.Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vì là cửa hàng thức ăn nhanh nên có thể khách hàng thường gọi nhiều món một lúc, điều này sẽ gây ảnh hưởng cho những người có hệ tiêu hóa kém. Trong quá trình chọn nguyên liệu bạn cần phải thật cẩn trọng, không vì hạ giá thành mà dùng đồ dập, nát, hư hỏng hay phẩm chất kém. Đồ dùng để đựng thức ăn, bàn ghế trong quán cũng phải luôn được lau chùi sạch sẽ, khiến khách hàng có cảm giác thoải mái khi dùng đồ tại cửa hàng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm
3.2. Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch
Đây là một trong những yếu tố tạo niềm tin và giữ chân khách hàng, do đó cần có nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng. Hạn chế dùng những thực phẩm không rõ nguồn gốc. Mặt khác không nên trữ hàng nhiều mà nên lấy mới 2 ngày một lần để hàng được tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, trước khi tạo ra những món mới, nên cho khách hàng dùng thử để khảo sát mức độ hài lòng của khách.
Đồ dùng để đựng thức ăn, bàn ghế trong quán cũng phải luôn được lau chùi sạch sẽ, khiến khách hàng có cảm giác thoải mái khi dùng đồ tại cửa hàng. Hoạt động kinh doanh đồ ăn vặt có hanh thông hay không phụ thuộc phần lớn vào khách hàng trung thành, đồ ăn phải ngon và sạch thì họ mới có lý do quay lại quán.
3.3. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Để có thể quản lý được chuyên nghiệp nhất, vừa tiết kiệm thời gian, lại vừa tiết kiệm năng lượng cho bản thân. Việc đầu tư cho cửa hàng kinh doanh bạn một phần mềm công nghệ hỗ trợ là một điều vô cùng cần thiết.
Nhanh.vn cung cấp dịch vụ phần mềm quản lý bán hàng có đầy đủ tính năng bạn cần để quản lý bán hàng, từ khi bạn mới bắt đầu kinh doanh cho tới khi bạn có chuỗi nhiều cửa hàng lớn, giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, dễ dàng theo dõi, so sánh hiệu quả hoạt động để đưa ra các cách quản lý tốt hơn.
Trên đây là chia sẻ những điều cần biết khi kinh doanh thức ăn nhanh. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn biết được những lưu ý khi chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh. Chúc bạn thành công!
Đọc thêm: