TIN TỨC
Danh mục
Bài viết mới nhất

Kiểm soát chênh lệch đối soát COD trên sàn thương mại điện tử

11/08/2024

Bán lẻ trực tuyến đã bước vào thời kì tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Đây là ngành rất hot hiện tại, thu hút không chỉ người bán cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng tham gia. Càng hấp dẫn càng tăng sức cạnh tranh và không thiếu những vấn đề phát sinh khác.

báo cáo tài chính

1. Chi phí bán hàng trên các sàn thương mại điện tử (phổ biến)

1.1. Shopee

Tính từ ngày 02/01/2023, Shopee áp dụng mức phí thanh toán mới dành cho Người bán như sau:

Phương thức thanh toán 

Mức phí mới áp dụng từ 2/1/2023 (đã bao gồm VAT)

Chuyển khoản ngân hàng

3%

Thẻ tín dụng/ghi nợ hoặc Trả góp bằng thẻ tín dụng

3%

Thanh toán khi nhận hàng (COD)

3%

Thẻ nội địa NAPAS 

3%

SPayLater

3%

Thanh toán bằng Ví ShopeePay qua:

  • ShopeePay balance
  • ShopeePay Giro: tài khoản ngân hàng liên kết ShopeePay

3%

Các phương thức thanh toán khác khả dụng trên Sàn Shopee trong từng thời điểm

3%

Phí thanh toán shopee mới

>>> Bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu? Cách kiểm tra phí ra sao? >>>

- Phí thanh toán: 

Từ ngày 1/4/2019 Shopee chính thức cập nhật cước phí và áp dụng thu phí cho mỗi đơn hàng thành công của các Shop

Phí thanh toán là khoản phí giao dịch cho mỗi đơn đơn hàng thành công (đơn hàng nằm ở mục "Đã giao") hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được Người bán/ Shopee chấp nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận được hàng) đều được tính phí dịch vụ/ phí thanh toán / các loại phí khác (nếu có). Trong mọi trường hợp, Người Bán chịu trách nhiệm chi trả Phí thanh toán.

Phí thanh toán được cấn trừ trực tiếp trên từng đơn hàng trước khi tiền bán hàng được ghi nhận vào Ví Shopee của Người bán.

 Phí thanh toán được tính trên tổng giá trị thanh toán của Người Mua cho đơn hàng, bao gồm tổng tiền hàng và phí vận chuyển mà Người Mua thực trả.

Tùy vào phương thức thanh toán mà Người mua đã chọn, mức phí thanh toán được áp dụng cho mỗi đơn hàng sẽ khác nhau:

- Phí cố định

Phí cố định là phần trăm hoa hồng trích từ giá bán sản phẩm khi đơn hàng được thực hiện thành công (đơn hàng đã chuyển sang mục "Đã giao" trên ứng dụng Shopee) và chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Phí cố định áp dụng cho sản phẩm thuộc Shopee Mall

- Phí dịch vụ: 

Phí dịch vụ áp dụng cho Người bán đang tham gia Gói miễn phí vận chuyển Freeship Xtra và Gói Voucher Hoàn Xu Xtra

Phí dịch vụ được tính cho cho mỗi đơn hàng thành công (đơn hàng đã chuyển sang mục "Đã giao" trên ứng dụng Shopee) hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được Người bán/ Shopee chấp nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận được hàng) đều được tính phí dịch vụ/ phí thanh toán / các loại phí khác (nếu có).

1.2. Lazada

Kể từ ngày 1/4/2018 sàn thương mại điện tử Lazada đã mễn phí bán hàng trên lazada đã bao gồm rất nhiều khoản phí như vậy việc bán hàng trên lazada sẽ được miễn phí hoàn toàn bạn chỉ bị mất phí dịch vụ khi sử dụng các dịch vụ này của lazada và đây là cách loại phí phát sinh khi sử dụng dịch vụ cộng thêm bao gồm:

Phí lấy hàng sẽ chỉ áp dụng khi shop đăng kí có trên 30 đơn/ngày. Lazada sẽ đến tân nơi lấy hàng hoặc kho của cửa hàng và vận chuyển đến các nơi tập chung hàng hóa của lazada.

Phí fulfillment by lazada(FBL) loại phí này sẽ được áp dụng khi bạn sử dụng dịch vụ nhận hàng tại kho lazada như là : phí xử lý hàng hóa, Phí xử lý hàng hoàn về, Phí lưu kho quá hạn.

>>>[MỚI NHẤT] Chi tiết 8 loại phí bán hàng trên Lazada cần nắm rõ>>>

Phí sàn Lazada

Phí sàn Lazada

1.3 Tiktok Shop

Phí bán hàng trên sàn TikTok Shop được hiểu là chi phí mà người bán cần phải trả khi họ bán bất kỳ một sản phẩm nào trên sàn TikTok và có đơn thành công trên nền tảng này.

Và với chia sẻ ở trên thì chúng ta hoàn toàn hiểu được rằng bán hàng trên TikTok Shop có mất phí. Tương tự như các sàn TMĐT khác hiện nay tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki,… TikTok shop cũng thu phí theo phần trăm tổng giá trị đơn hàng. 

Vậy mức phí mà người bán cần phải để có thể bán hàng trên TikTok shop là bao nhiêu? Tại thời điểm mới bắt đầu ra mắt TikTok Shop, mức phí bán hàng trên nền tảng này được công bố là 1% so với tổng giá trị đơn hàng. Đối với hầu hết các nhà bán hàng online và doanh nghiệp thì đây thực sự là 1 mức chi phí vô cùng hấp dẫn. Bởi lẽ, khi chúng ta đem lên bàn cân so sánh với mức phí bán hàng tại các sàn TMĐT khác như Shopee hay Lazada,… đều có mức phí khá cao khoảng từ 8 – 14% thì con số 1% thấp hơn rất nhiều.

Phí bán hàng trên sàn TikTok Shop là gì? Mất phí khoảng bao nhiêu?

Phí bán hàng trên sàn TikTok Shop là gì? Mất phí khoảng bao nhiêu?

Và theo thông tin cập nhật mới nhất, hiện tại TikTok Shop đã điều chỉnh và nâng mức phí này lên thành 3% áp dụng với người bán hàng và doanh nghiệp. Như vậy, thì chúng ta cũng có thể hoàn toàn dự đoán được rằng trong tương lai mức phí bán hàng trên TikTok Shop cũng sẽ dần dần điều chỉnh tăng lên theo thời gian. Không những vậy, mức phí này sẽ được áp dụng chung cho toàn bộ người bán, tất cả các ngành hàng sản phẩm cũng như đơn đặt hàng trên nền tảng TikTok shop.

Một điều lưu ý rằng: Ngoài phí sàn ra, trên TikTok Shop còn có 2 loại phí cố định khác là phí Freeship Extra với mức 4,5% và Thuế 1,5%. Như vậy tổng cổng với mức phí cố định sẽ là 9%.

Công thức tính phí khi bán hàng trên nền tảng TikTok Shop như sau:

Phí bán hàng = 3% x (Số tiền thanh toán từ người mua – Hoàn tiền đơn hàng của người mua).

(Ở đây chúng mình sẽ chỉ tính phí mức phí sàn để làm ví dụ thôi)

>>> [2024] Tổng hợp 6 loại phí bán hàng trên TikTok Shop >>> 

1.4. Tiki

Việc mở gian hàng là miễn phí nhưng khi gian hàng đi vào kinh doanh thì Tiki sẽ thu 3 khoản phí chính: Chiết khấu, Thanh toán và Chuyển hoàn. Hình thức thu phí đơn giản và mức phí cạnh tranh, người bán hàng sẽ không phải gặp khó khăn trong vấn đề hoạch toán doanh thu – chi phí.

– Chiết khấu: Khoản phí hoa hồng tuỳ thuộc vào danh mục hàng hoá đối tác kinh doanh. Với những sản phẩm thời trang như thời trang nam/nữ, thời trang mẹ&bé phí chiết khấu là 8%.

– Thanh toán: Chủ shop sẽ chịu phí 1%/ 1 đơn hàng thành công. Đây là khoản phí giao dịch thẻ hay thu hộ COD trên mọi đơn hàng. So sánh với các sàn thương mại điện tử khác như Shopee, Lazada, Sendo thì mức phí này khá hợp lý.

– Phí chuyển hoàn: 20.000 VND/sản phẩm. Khi đơn hàng thuộc danh mục hàng cồng kềnh giao hàng thất bại.

>>> [MỚI NHẤT] Chi tiết 8 loại phí bán hàng trên Tiki cần nắm rõ >>>

1.5 Sendo

Việc đăng ký bán hàng trên Sendo sẽ miễn phí 100% bạn sẽ không phải chi trả bất kì khoản chi phí nào để có thể mở một gian hàng như ý muốn. Nhưng khi có đơn hàng bạn sẽ phải thanh toán chi phí vận chuyển và đóng gói bao bì. Tuy nhiên đây là khoản chi phí cơ bản nhất khi kinh doanh nên có thể chấp nhận. Ngoài ra, khi bán hàng trên Sendo bạn sẽ không mất khoản phí nào.

>>> Bán hàng trên Sendo có mất phí không? >>>

2. Lợi ích của việc đối soát chênh lệch COD

Vì số lượng Shop tham gia bán hàng trên sàn TMĐT lớn nên việc cạnh tranh về giá rất cao. Cùng 1 chiếc áo nhưng được các Shop bán với giá khác nhau. Vì tính chất cạnh tranh đó nên giá bán trên sàn thường mềm hơn nên chủ Shop cũng chỉ được lãi mỏng. Nếu không để ý đến những chi phí phát sinh từ sàn thì chủ Shop dễ đến tính trạng “làm không công”.

Nhờ báo cáo chênh lệch COD của Nhanh.vn sẽ giúp bạn nhận ra những chi phí phát sinh từ sàn. Từ đó đưa ra quyết định xem xét điều chỉnh giá bán phù hợp với thị trường sản phẩm cũng như với người tiêu dùng.

chênh lệch đối soát cod

Đồng bộ đơn hàng, báo cáo kênh bán hàng tháng

dùng thử miễn phí

3. Hướng dẫn đối soát chênh lệch COD trên sàn TMĐT bằng phần mềm Nhanh.vn

Thấu hiểu tâm lý khách hàng, Nhanh.vn có tính năng Báo cáo đối soát chênh lệch COD trên các sàn thương mại điện tử chỉ qua 1 click chuột. Dễ dàng nhìn thấy những chi phí chênh lệch tiền từ đơn hàng bán ra và tiền thu về. 

 Ví dụ: Đối soát đơn hàng trên Shopee

Lấy và import file đối soát đơn hàng

- Doanh nghiệp truy cập vào đây để import file đối soát đơn hàng Shoppe: https://nhanh.vn/ecommerce/shopee/order?tab=addpayment

- Lấy file đối soát tại Ví Shopee / Xem lịch sử giao dịch / Xuất các giao dịch vừa được lọc

Lấy file đối soát tại Ví Shopee / Xem lịch sử giao dịch / Xuất các giao dịch vừa được lọc

Lấy file đối soát tại Ví Shopee / Xem lịch sử giao dịch / Xuất các giao dịch vừa được lọc

 

- File đối soát Shopee sau khi tải xuống sẽ có dạng file .csv, doanh nghiệp cần chuyển sang dạng ".xlsx" và sửa tên sheet là Order, xóa (delete) 6 dòng đầu tiên, chỉ giữ lại từ dòng 7.

Lưu ý: Nếu mở file .csv đang chỉ có 1 cột, thì bôi đen cột -> vào Data -> Text to Colums -> chọn Delimited nhấn Next -> tích Comma, Tab nhấn Finish thì sẽ tách cột, doanh nghiệp tải mẫu đối soát shopee, copy các cột Ngày, Chuyển đến, Thanh Toán, Mô tả, Trạng thái, Số dư vào mẫu đối soát để Import lên.

Kiểm soát tiền đối soát và hàng hoàn về

- Lọc các đơn đã gửi lâu rồi mà chưa thanh toán: Tại trang Danh sách đơn hàng Shopee, người dùng click vào chữ "Nâng cao" để lọc theo các trường sau:

Lọc các đơn hàng

Lọc các đơn hàng

- Lọc các đơn chưa nhận được hàng hoàn về

Tại trang Danh sách đơn hàng Shopee, bạn click vào trường lọc Trạng thái và chọn "Đang chuyển hoàn" để lọc các đơn chưa nhận được hàng hoàn về.

Khi đã nhận được hàng hoàn về, người dùng đổi trạng thái đơn hàng đó sang "Đã chuyển hoàn".

Một số lưu ý:

- Sản phẩm đang chạy chương trình khuyến mại sẽ không lấy đồng bộ được về Nhanh, và đồng bộ tồn được từ Nhanh lên Shopee

- Trong một số đợt khuyến mại toàn sàn (11.11, 12.12...) một số tính năng có thể không hoạt động do API bị khóa, ví dụ tính năng tạo sản phẩm lên Shopee, đồng bộ tồn lên Shopee

- Lỗi khi tạo sản phẩm lên shopee: nếu xuất hiện lỗi "...not in shop logistics list" như trên là do bạn đã chọn hãng vận chuyển không nằm trong danh sách đơn vị vận chuyển đã cài đặt trên shopee. Ví dụ trên shopee bạn cài đặt sử dụng VNpost và Viettel nhưng khi tạo sản phẩm từ Nhanh lên Shopee thì lại chọn cả Giaohangtietkiem.

Lỗi có thể gặp

Thông báo lỗi

- Lỗi không tạo được sản phẩm sang Shopee vì tên thuộc tính/ phân loại hàng hóa quá dài - Shopee giới hạn tên thuộc tính/ phân loại hàng hóa chỉ được dài tối đa 30 kí tự.

Ví dụ Áo sơ mi của bạn có 3 màu trắng, đen, đỏ , 3 size S, M, L

Thì phần kí tự Trắng - S trong chuỗi tên sản phẩm Áo sơ mi Trắng - S được hiểu là tên thuộc tính/ phân loại hàng hóa.

Nếu tên thuộc tính của bạn quá dài , bạn bắt buộc phải sửa cho ngắn lại mới được tạo sản phẩm trên Shopee

Đọc thêm: Cách quản lý tiền cod, đối soát trong vận chuyển nhanh chóng chính xác nhất

Trên đây, là những chia sẻ của Nhanh.vn về tính năng báo cáo đối soát chênh lệch COD trên các sàn TMĐT mà người chủ doanh nghiệp nào cũng cần biết. Nhanh.vn hi vọng rằng tính năng này sẽ giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như giảm thiểu sai sót trong kinh doanh. Ngoài ra, Nhanh.vn cũng đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ quản lý bán hàng đa kênh, cổng vận chuyển, thu tiền hộ với giá vô cùng ưu đãi. 

social
5/5 (1 vote)

Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí

CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN

Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh

Địa chỉ văn phòng:

Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài khoản ngân hàng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Số tài khoản: 22823456666

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn

Tải mobile app: Nhanh.vn

Nhanh.vn Android App Nhanh IOS App

Tài liệu cho developer

API Documentation

Lĩnh vực kinh doanh:

- Phần mềm quản lý bán hàng

- Thiết kế website

- Cổng vận chuyển

Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm