Nhu cầu cuộc sống tăng cao, yếu tố sức khỏe ngày được chú trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của các sản phẩm dinh dưỡng, đặc biệt các sản phẩm như sữa. Thị trường sữa nước cũng đã được mở rộng - khách hàng từ trẻ em (thức đấy sự phát triển thân thể, trí thông minh…) đến những người già (bổ sung dinh dưỡng do chán ăn, loãng xương, bệnh tật…) hay thậm chí sữa cho người ăn kiêng.
Điều này cho thấy rằng thị trường sữa đang là một thị trường đầy tiềm năng nếu như bạn muốn kinh doanh. Tuy nhiên, càng như vậy thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao, do đó nếu như muốn mở một cửa hàng bán sữa thì bạn nên cân nhắc thật kỹ và phải có những chuẩn bị thật kỹ càng.
Bài viết dưới đây của phần mềm bán hàng mẹ và bé Nhanh.vn sẽ chia sẻ cho bạn cách để mở cửa hàng bán sữa tốt nhất cho người mới bắt đầu, vậy nên đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Nội dung chính [hide]
1. Mở cửa hàng bán sữa có lời không?
Do thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, nên dù trong những năm kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp ngành sữa vẫn giữ tăng trưởng mạnh với mức 2 con số. Trong những năm tới, việc dân số tăng, thu nhập người dân tăng kéo theo chi tiêu nhiều hơn, và những quan tâm ngày một nhiều của người Việt Nam về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ngành sữa được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này.
Nhu cầu tiêu dùng về sữa cao như vậy nên việc cửa hàng bán sữa của bạn có được lợi nhuận hay không sẽ phụ thuộc vào cách bạn quản lý bán hàng như thế nào? Có hiệu quả hay không?
Sữa bột là thực phẩm không thể thiếu dành cho các bé
Xem thêm: Những kinh nghiệm khi mở cửa hàng bỉm sữa đáng bỏ túi nhất
2. Vốn mở cửa hàng bán sữa
Đương nhiên rồi, vốn là vấn đề cần thiết đầu tiên khi chúng ta bắt đầu kinh doanh bất cứ một các gì đó. Với cửa hàng sữa cũng vậy, bạn cần có một số vốn nhất định vì có rất nhiều chi phí mà bạn cần phải chi trả như tiền thuê mặt bằng, tiền xây dựng, thiết kế cửa hàng, tiền nhập hàng, và còn rất nhiều những chi phí nhỏ và phát sinh nữa. Nhưng cũng đừng quá lo lắng vì khi mới nắt đầu bạn chỉ nên thử sức với quy mô nhỏ với 2 – 3 loại sữa như vậy cũng không cần đến quá nhiều vốn, sau đó khi đã có kinh nghiệm hơn, đông khách hàng hơn bạn sẽ nhanh chóng xác định được dòng sữa nào bán chạy, lượng tiêu thụ như nào, từ đó mà đầu tư cho cửa hàng số vốn nhập hàng vào lần tiếp theo là bao nhiêu.
Trung bình nếu mở một cửa hàng bán sữa với quy mô nhỏ và vừa thì vốn sẽ rơi vào khoảng 150 đến 300 triệu đồng.
3. Đối tượng khách hàng và sản phẩm sữa đang hướng tới
Thị trường sữa rất đa dạng vì nó có rất nhiều loại sữa khác nhau được dùng cho những đối tượng khác nhau. Ví dụ như: sữa dành cho người cao tuổi để phòng các bệnh tuổi già, các loại sữa bột và sữa tươi giúp tăng trưởng chiều cao và phát triển trí não dành cho trẻ em, sữa dành cho bà bầu, các loại sữa dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên,… và còn có rất liệu loại thực phẩm liên quan đến sữa như: sữa chua , sữa tươi, sữa bột, phô mai,… .
Bạn có thể thấy nếu như bạn chưa xác định được những đối tượng khách hàng và sản phẩm sữa mà mình đang hướng tới là gì thì sẽ rất khó khăn trong việc mở, điều hành và duy trì cửa hàng sữa của mình. Vậy nên, hãy khảo sát thị trường sữa thật kỹ lưỡng và sau đó xác định đối tượng mục tiêu khách hàng và dòng sữa mà cửa hàng mình chủ yếu hướng tới là gì.
Trên thị trường các rất nhiều các loại sữa khác nhau cho mọi lứa tuổi khác nhau
Mời bạn tham khảo: Top 5 phần mềm bán hàng mẹ và bé uy tín và được tin dùng nhất hiện nay
4. Nhập hàng ở đâu
4.1 Nhập hàng từ các công ty
Khi nhập hàng từ các công ty, thông thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng của mình từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ được tính và trả lại vào cuối tháng.
Nhập hàng từ chính công ty thì bạn có thể yên tâm bởi chất lượng sữa thường đảm bảo và ít bị lẫn lộn với hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên bạn phải chấp nhận đó là nhập hàng từ công ty thì nguồn hàng thường kém phong phú, chính vì vậy nếu mở đại lý sữa cho công ty thì bạn sẽ chỉ được bán loại sữa của mình công ty đó mà thôi.
Ngoài ra nếu bạn đăng kí mở đại lý sữa cho thương hiệu có sẵn, họ sẽ hỗ trợ bạn tủ đông tủ lạnh, quầy kệ, bảng biển, thậm chí là mái hiên, nhưng với điều kiện bạn phải đảm bảo cho họ 1 mức doanh số nào đó.
4.2 Nhập hàng từ các đại lý
Khi tìm nguồn hàng sữa từ các đại lý, bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao. Họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, có thể là một vài % tùy theo nhà phân phối mà không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa.
Như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng mà ngay lập tức tiếp tục có tiền để kinh doanh. Tuy nhiên nguồn hàng ở đây thường khó kiểm soát hơn, có thể mặt hàng sữa này là sữa chuẩn, nhưng có thể mặt hàng sữa khác lại chưa chắc là sữa chuẩn. Chính vì vậy bạn nên thận trọng khi mua hàng ở các đại lý hoặc các nhà phân phối nhỏ lẻ.
Tìm hiểu thêm: Mở cửa hàng mẹ và bé cần bao nhiêu vốn?
5. Những loại sữa được sản xuất từ các công ty Việt Nam tốt nhất
Là một người Việt chắc hẳn bạn cũng rất muốn ủng hộ cho thị trường của nước nhà nhưng còn phân vân liệu chất lượng sữa của Việt Nam có tốt không? Có được nhiều người ưa chuộng như hàng ngoại hay không? Nếu bạn đang có những suy nghĩ như vậy thì đừng lo, bởi vì thị trường sữa Việt Nam đang phát triển rất mạnh cạnh tranh với rất nhiều thương hiệu sữa của thế giới và người Việt Nam rất ưa chuộng các loại sữa của Việt Nam.
Một số thương hiệu sữa Việt Nam nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng:
-VINAMILK: Dẫn đầu vẫn là Vinamilk với 55% thị phần.
Vinamilk được coi là sữa số 1 Việt Nam
-TH TRUE MILK :Ngay từ khi thành lập, TH true Milk đã đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường sữa tươi vào 2020. Tập đoàn rút “hầu bao” 1,2 tỉ USD cũng như nhiều nhân lực nhằm xây dựng dự án trang trại chăn nuôi bò sữa lớn nhất châu Á và nhà máy sữa lớn nhất Đông Nam Á.
-NUTIFOOD: Ngoài tập trung vào phân khúc sữa bột, theo xu hướng của người tiêu dùng cùng với bệ đỡ thương hiệu, Nutifood cũng đang nhắm tới phân khúc sữa nước với những kế hoạch táo bạo, trong đó có việc hợp tác với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) xây dựng vùng nguyên liệu sữa tươi với gần 120.000 con bò sữa, có khả năng cung cấp 1,2 triệu lít sữa/ngày.
-Ngoài ra, ở mỗi vùng tại Việt Nam, cũng có nhiều thương hiệu sữa tươi khác nhau phục vụ cư dân địa phương - như Mộc Châu và Long Thành, nếu định vị tốt, các công ty này cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn.
Tham khảo: TOP 5 phần mềm quản lý cửa hàng sữa bỉm được ưa chuộng nhất
Như vậy Nhanh.vn đã chia sẻ cho bạn cách để có thể mở một cửa hàng sữa cho người mới bắt đầu. Hi vọng bài viết sẽ cho bạn thêm những kiến thức hữu ích để mở một cửa hàng bán sữa của riêng mình.