Sữa chua trân châu là mặt hàng “hot” dạo gần đây? Bạn đang muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh quán sữa chua trân châu và muốn tìm hiểu những kinh nghiệm quan trọng để đạt được thành công? Bạn đã đến đúng địa chỉ!
Bài viết hôm nay, Nhanh.vn sẽ chia sẻ 10+ kinh nghiệm mở quán sữa chua trân châu siêu lời mà người bán nên biết. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Nội dung chính [hide]
1. 10+ kinh nghiệm mở quán sửa chua trân châu bùng nổ doanh số
1.1 Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp cho quán sữa chua trân châu
Đây được xem là một yếu tố tiên quyết tạo nên thành công của một quán sữa chua trân châu. Bởi lẽ, đa phần đặc điểm của các loại sữa chua trân châu giữa các quán đều sẽ như nhau với thiết kế không gian tương tự và nhất là kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thì vị trí đắc địa sẽ tạo lợi thế vô cùng lớn.
Muốn lựa chọn được địa điểm kinh doanh phù hợp cần đáp ứng theo các tiêu chí như sau:
- Diện tích đủ rộng cho việc thiết kế không gian quán sữa chua trân châu.
- Vị trí giao thông thuận lợi: nếu được thì hãy chọn vị trí gần mặt đường và đông người qua lại.
- Thuận tiện và có chỗ để xe.
1.2 Thiết kế không gian và trang trí thu hút
Ngày nay, với bất cứ quán kinh doanh trong lĩnh vực F&B, thì khách hàng khi tới quán không chỉ đơn thuần thưởng thức món ăn, đồ uống mà còn là không gian để gặp gỡ, tán ngẫu và trò chuyện với bạn nè người thân. Chính vì thể, cần thiết kế không gian và trang trí thu hút tạo cảm giác thoáng mát, đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
1.3 Thiết kế menu đa dạng
Thiết kế menu đa dạng cho quán sữa chua trân châu
Tiếp theo, các bạn cũng cần quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu để thiết kế một menu đa dạng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Việc quán có menu đa dạng giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn và không cảm thấy nhàm chán. Đồng thời, thiết kế menu của quán sao cho bắt mắt, tạo cảm giác thân thiện, từ đó mang trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Vì sữa chua là một món dễ dàng kết hợp được với các loại topping khác nhau nên hãy thiết kế menu đa dạng hóa nhất có thể nhé. Ngoài bán sữa chua đi kèm cùng với các loại topping thì các bạn cũng có thể kết hợp, bổ sung một số món ăn vặt khác được nhiều người ưa thích như bánh tráng trộn, hướng dương, khô gà, bánh mì...
1.4 Đầu tư vào chất lượng đồ uống
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại đồ uống hấp dẫn như trà chanh, trà sữa… Thế nhưng, không ít khách hàng lựa chọn sữa chua thay vì các loại đồ uống đó. Bởi lẽ, họ tin tưởng về độ an toàn và có ích cho sức khỏe mà sữa chua mang lại cho khách hàng.
Chính vì vây, để kinh doanh sữa chua trân châu thành công thì chất lượng là một trong những yếu tố quyết định. Hãy đảm bảo quản thực phẩm đúng cách, thực hiện đúng theo an toàn vệ sinh và tối ưu khâu chế biến để có chất lượng ổn định nhé. Nhờ đó, tạo được sự nhận diện trong tâm trí khách hàng, khi nhắc đến món ăn này thì nghĩ ngay tới quán của bạn.
1.5 Lựa chọn bên cung cấp nguyên liệu uy tín
Lựa chọn bên cung cấp nguyên liệu uy tín cho quán sữa chua trân châu
Bất kể kinh doanh gì trong lĩnh vực F&B thì yếu tố an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, để có thể đảm bảo chất lượng ổn định và thớm ngon của sữa chua thì các bạn cần ưu tiên lựa chọn bên cung cấp nguyên liệu uy tín. Các loại sữa, các loại topping như dừa khô, trân châu… cần được nhập từ những mối uy tín, tại cơ sở sản xuất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn chất lượng cũng như nhận được chiết khấu ưu đãi.
1.6 Dịch vụ chuyên nghiệp
Có thể nói, kinh doanh sữa chua trân châu chưa bao giờ hết hot, nhất là trong dịp hè nóng nực như này thì số lượng khách tới cửa hàng sẽ rất đông. Vì vậy, nếu không đảm bảo chất lượng dịch vụ của quán thì họ lựa chọn quán khác vào lần sau thay vì quán của bạn.
Đối với đội ngũ nhân viên của quán, bạn cần phải đào tạo quá trình order với khách hàng sao cho nhanh chóng và tránh tình trạng sai sót, nhầm lẫn. Đồng thời, luôn có thái niềm nở và nhiệt tình tiếp đón khách hàng. Đây cũng sẽ là một yếu tố trở thành lợi thế cạnh tranh của quán khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ mà mình nhận được.
1.7 Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Bên cạnh tạo ra chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp thì để kinh doanh thành công quán sữa chua đó chính là xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Một quán sữa chua trân châu muốn duy trì hoạt động và mở rộng phát triển thì không thể thiếu được bước này. Vì vậy, bạn hãy lên kế hoạch chăm sóc khách hàng ngay từ lúc bắt đầu khai trương quán. Để đảm bảo từ những ngày đầu kinh doanh đã có một lượng khách hàng “ruột” nhất định.
Bạn có thể xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua thẻ tích điểm, các chương trình khuyến mãi, tặng kèm, hay tương tác qua mạng xã hội Facebook, Zalo,...
1.8 Đầu tư vào marketing và quảng cáo
Khi mới đi vào hoạt động thì quán sữa chua trân châu của bạn thường chưa được nhiều người biết đến rộng rãi. Vì thế, lúc này các chiến lược marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy thương hiệu và thu hút khách hàng hơn. Ngay cả khi bạn lựa chọn kinh doanh nhượng quyền thì cũng đừng quên quảng bá thương hiệu cho quán của mình qua các kênh marketing hiệu quả như facebook, youtube hay chương trình khuyến mãi.
Hiện này, có rất nhiều chương trình marketing có thể triển khai trên nhiều kênh khác nhau:
- Chia sẻ lên các trang mạng xã hội: lập fanpage trên facebook, chụp hình đồ ăn chia sẻ lên các group văn phòng, ăn vặt. Chắc chắn qua những kênh này sẽ có rất nhiều người đặt ship đồ về ăn hoặc tới quán ăn thử. Đây là các phương thức marketing đã được nhiều quán cơm bình dân áp dụng hiệu quả.
- Liên kết với các đơn vị giao đồ ăn: Việc liên kết với các app giao đồ ăn không những giúp quán có thêm nhiều đơn hàng mà còn giúp quảng bá hình ảnh và tiết kiệm chi phí marketing. Nếu có thể bạn hãy đăng ký mở gian hàng trên nhiều app để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng hơn nhé.
- Các chương trinh khuyến mãi: Các chương trình khuyến mãi sẽ giúp quán của bạn thu hút nhiều khách hàng mới, vô cùng phù hợp để áp dụng vào ngày khai trương hoặc các ngày lễ, tết. Tuy nhiên mức độ khuyến mãi thế nào, áp dụng cho đối tượng nào, đo lường hiệu quả ra sao cần được tính toán kỹ lưỡng.
1.9 Học hỏi và nâng cao tay nghề
Học hỏi và nâng cao tay nghề làm sữa chua trân châu
Để việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn thì bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm mà mình bán ra. Đối với các món sữa chua, có thể cách chế biến không quá cầu kỳ, tuy nhiên nó đòi hỏi chất lượng thành phẩm phải đạt tiêu chuẩn như không bị tách lớp, không bị vữa,… và hương vị ổn định.
Vì thế, hãy tham gia các lớp học về sữa chua giúp bạn hoàn toàn có thể trau dồi kiến thức cơ bản về cách ủ, lên men và tỷ lệ pha để hương vị đồng đều như nhau,… Đồng thời, học hỏi và trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô hướng dẫn, những người đi trước,... Từ đó, sẽ tạo được sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu của bạn nhiều hơn.
1.10 Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng
Hiện nay, không chỉ riêng các quán sữa chua trân châu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng mà bất kể kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng cần để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng mang lại những ưu điểm vượt trội như sau:
- Hỗ trợ order tại bàn: Nhân viên hoàn toàn có thể order cho khách tại bàn trên iPad, điện thoại và ghi lại thông tin một cách chính xác, sau đó chuyển trực tiếp tới quầy pha chế mà không cần phải di chuyển, mất thời gian.
- Hỗ trợ thanh toán nhanh: Phần mềm hỗ trợ người dùng tự động tính tổng hóa đơn ngay khi khách vừa hoàn tất order, hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán như chuyển khoản, tiền mặt, quẹt thẻ,… và tự động in hóa đơn.
- Hỗ trợ quản lý doanh thu rõ ràng và chi tiết: Phần mềm cung cấp cho người dùng các báo cáo thu chi được trình bày dưới dạng biểu đồ một cách trực quan. Từ đó, giúp chủ quán dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của quán mà không cần thường xuyên túc trực, cũng như tránh sai sót và tiết kiệm tối đa thời gian.
- Quản lý nguyên vật liệu: Với các quán kinh doanh sữa chua trân châu thì nguồn nguyên vật cần quản lý mỗi ngày sẽ rất nhiều. Do đó, nếu quản lý theo hình thức thủ công như trước đây sẽ rất dễ gây ra nhầm lần và sai sót. Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ hỗ trợ trong việc kiểm soát lượng tiêu thụ nguyên vật liệu mỗi ngày, lượng tồn kho với từng mặt hàng và cảnh báo về những mặt hàng sắp đến hạn, sắp hết. Từ đó, chủ quán hoàn toàn có thể đưa ra quyết định điều chỉnh và bổ sung nguyên vật liệu kịp thời.
Phần mềm quản lý chat đa kênh
Quản lý nhiều Fanpage cùng 1 lúc - Tạo đơn ngay trên khung chat
2. Nên kinh doanh sữa chua theo mô hình nào?
Nên kinh doanh sữa chua theo mô hình nào?
Có thể thấy, ngày nay khi kinh doanh sữa chua trân châu đa phần đều sẽ lựa chọn theo hình thức nhượng quyền. Bởi lẽ, với mô hình kinh doanh này mang tới cho người bán lợi ích rõ rệt là được hưởng tập khách hàng sẵn có của thương hiệu.
Chẳng hạn như, khách hàng sống tại Hà Nội và rất yêu thích với sữa chua của thương hiệu ABC thì dù đi đâu họ cũng sẽ chọn thương hiệu đó thay vì những cái tên khác. Từ đó mà vô hình chung, khi bạn mua nhượng quyền của thương hiệu đó đã được hưởng tệp khách hàng ổn đinh, các chương trình marketing và quảng cáo ngay từ ngày đầu khai trương.
Bên cạnh đó, nếu lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền thì người bán sẽ được thương hiệu đó hướng dẫn setup quán, đào tạo nhân viên, dạy pha chế, lên menu và giá bán một cách bài bản. Đây cũng được coi là một công thức thành công dành cho tất cả cửa hàng nhượng quyền sữa chua trân châu giúp bạn có thể sẽ nắm chắc trong tay.
Thế nhưng, vì các cửa hàng mọc lên đa phần sẽ giống nhau về mọi thứ - trừ vị trí kinh doanh nên những nơi có vị trí đắc địa thường thu hút khách hơn. Ngược lại, nếu không thể tìm được cho mình một chỗ đứng tốt thì rất có thể bạn sẽ sớm bị đào thải trên thị trường.
Bên cạnh đó, nếu bạn ấp ủ một ý tưởng kinh doanh sữa chua trân châu tốt hơn, xác định rõ lợi thế cạnh tranh của mình, có sẵn kế hoạch triển khai một cách rõ ràng, cụ thể, nắm chắc được công thức pha chế thì nên tự xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Nếu tự xây dựng thương hiệu cho mình thì bạn hoàn toàn có thể tự do thay đổi chiến lược kinh doanh về giá, marketing cũng như phong cách thiết kế quán để thu hút khách hàng.
Hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh sữa chua trân châu phù hợp nhé!
3. Một số lưu ý khi mở quán sữa chua trân châu 2023
Một số lưu ý khi mở quán sữa chua trân châu 2024
3.1 Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Sữa chua được xem là một món ăn thơm ngon, tốt cho sức khỏe và phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, khi kinh doanh quán thì các bạn cũng cần xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng tới là ai? Khách hàng chủ yếu của quán là đối tượng nào? Bởi lẽ, việc xác định đối tượng khách hàng sẽ ảnh hưởng và quyết định tới việc lựa chọn mặt bằng, các chương trình marketing cũng như mức giá của món ăn. Khi đã xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng cho quán của mình, các bạn hãy lên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể.
3.2 Chuẩn bị vốn mở quán sữa chua trân châu
Thông thường, chi phí để mở quán sữa chua chân trâu sẽ bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí mua nguyên liệu
- Chi phí mua sắm đồ dùng và dụng cụ chế biến
- Chi phí thuê nhân viên
- Chi phí thiết kế và trang trí
- Chi phí marketing và quảng cáo
Tùy thuộc vào quy mô và địa điểm kinh doanh mà số vốn để mở quán sẽ khác nhau. Các bạn cần xác định và lên kế hoạch chi tiết để có thể chuẩn bị số vốn cần bỏ ra để tránh trường hợp khi thực hiện sẽ vượt theo khoản dự tính. Bên cạnh các loại chi phí kể trên thì cần chuẩn bị thêm chi phí dự phòng, duy trì quán sữa chua nhất là trong thời gian đầu khai trương.
3.3 Hoàn tất các thủ tục pháp lý khi mở quán sữa chua trân châu
Để đảm bảo được việc kinh doanh thuận lợi, các bạn nên chủ động tìm hiểu và hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan khi muốn mở quán sữa chua trân châu chẳng hạn như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm,… Khi các thủ tục đã được hoàn thiện thì bạn sẽ yên tâm kinh doanh không lo bị ảnh hưởng đến tranh chấp hay vi phạm bản quyền.
Trên đây là 10+ kinh nghiệm mở quán sữa chua trân châu siêu lời mà người bán nên biết! Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Đọc thêm: Kinh nghiệm kinh doanh quán trà chanh, khách hàng chắc chắn quay lại